Lập gia đình Corazon_Aquino

Bà hồi hương và học luật tại Đại học Far Eastern, sở hữu của gia đình ông Nicanor Reyes, Sr. đã quá cố, và cũng là cha chồng của chị bà. Bà ngưng học tập luật[5] năm 1954, khi bà kết hôn Benigno Servillano "Ninoy" Aquino, Jr., con của cựu Chủ tịch Quốc hội. Họ có năm người con: một người con trai, Benigno Simeon Aquino III, người được bầu vào Thượng viện năm 2007 và đắc cử Tổng thống năm 2010, và bốn người con gái, Maria Elena A. Cruz, Aurora Corazon A. Abellada, Victoria Eliza A. Dee, và diễn viên và người đãn chương trình Kristina Bernadette A. Yap. Aquino lúc đầu khó thích nghi với đời sống tỉnh lẻ khi họ dọn nhà đến Concepcion, Tarlac năm 1955, sau khi chồng bà được bầu làm thị trưởng thành phố ở tưổi 22. Được giáo dục ở Mỹ, bà cảm thấy nhàm chán ở Concepcion, và hoan nghênh các cơ hội được ăn tối trong khu quân sự Mỹ ở Clark Field gần đó.[6]

Là thành viên của Đảng Tự do, chồng bà sớm trở thành thống đốc Tarlac, và được bầu vào Thượng viện năm 1967. Trong chính nghiệp của chồng bà, Aquino giữ vai trò người nội trợ nuôi dạy các con cái và đón khách là đồng minh chính trị của chồng mình tại nhà riêng ở Thành phố Quezon.[4] Bà từ chối không lên khán đài với chồng trong các cuộc vận động, mà chỉ đứng ở đằng sau khán giả để nghe ông đọc diễn văn.[6] Tuy nhiên, bà vẫn được chồng hỏi và tôn trọng ý kiến trong các vấn đề chính trị.[4]

Benigno Aquino sớm trở thành một nhân vật đứng đầu chỉ trích chính quyền của tổng thống Ferdinand Marcos thuộc Đảng Nacionalista, và nhiều người suy đoán ông sẽ tranh cử trong cuộc bầu cử năm 1973, khi Marcos bị giới hạn nhiệm kỳ theo hiến pháp. Tuy nhiên, ngày 21 tháng 9 năm 1972, Marcos tuyên bố tình trạng thiết quân luật và sau đó hủy bỏ Hiến pháp năm 1935, và vì thế được giữ chức. Chồng bà là một trong những người đầu tiên bị bắt giữ dưới thiết quân luật, và sau đó bị kết án tử hình. Trong lúc bị giam cầm, Aquino lấy sức mạnh từ cầu nguyện, tham gia Thánh lễ hằng ngày và đọc Kinh Mân Côi ba lần mỗi ngày.[6] Để tỏ lòng hy sinh, bà chỉ thị các con không được tham dự các lễ tiệc, và bà cũng ngưng đi đến tiệm trưng diện sắc đẹp hay mua quần áo mới, cho đến khi một linh mục khuyên bà và các con cứ sống một cuộc sống bình thường.[6]

Năm 1978, mặc dù gặp sự phải đối của bà, chồng bà (đang ngồi tù) quyết định tranh cử vào quốc hội. Bà đã vận động cho chồng, và đã đọc diễn văn lần đầu trong đời,[1][6] nhưng khi bà biết được cô con gái sáu tuổi Kris rất muốn được đọc diễn văn, bà đã cho con đọc.[6]

Năm 1980, với sự can thiệp của Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter,[1] Marcos cho phép Nghị sĩ Aquino và gia đình rời khỏi Philippines đến Hoa Kỳ để trị bệnh.[3] Gia đình định cư tại Boston, và bà Aquino sau này nhớ lại ba năm kế tiếp là giai đoạn hạnh phúc nhất trong cuộc hôn nhân.[1] Ngày 21 tháng 8 năm 1983, ông trở về Philippines một mình, rồi lập tức bị ám sát ngay tại Sân bay quốc tế Manila (sau này đã được đổi tên để vinh danh ông). Bà trở về Philippines vài ngày sau và chủ trì đám tang của chồng, với sự tham dự của trên 2 triệu người, tang lễ lớn nhất lịch sử Philippines.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Corazon_Aquino http://www.abs-cbnnews.com/topofthehour.aspx?Story... http://www.adherents.com/people/100_women.html http://www.bworldonline.com/BW080109/breakingnews.... http://www.manilastandardtoday.com/?page=news05_ma... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9D0... http://www.nytimes.com/1985/11/17/weekinreview/the... http://www.nytimes.com/1985/12/31/world/around-the... http://www.nytimes.com/1986/01/12/weekinreview/the... http://www.nytimes.com/2001/02/09/business/philipp... http://www.nytimes.com/2005/07/09/international/as...